Hướng dẫn vệ sinh và bảo dưỡng máy lọc nước chi tiết nhất

Giới khoa học đến bây giờ vẫn chưa biết được liệu con người sống sót đến bao lâu nếu chưa có thức ăn, ước tính từ 8 – 21 ngày. Tuy nhiên, đối với nguồn nước, chúng ta không thể sống sót quá 3 ngày. Vì vậy, nước là yếu tố vô cùng quan trọng cho việc tồn tại của con người. Để có một cơ thể khỏe mạnh thì nguồn nước sạch là điều đầu tiên mà ta cần đến. Nước sạch thì phải qua các hệ thống lọc tự động của máy lọc. Nếu xem máy lọc nước như người bạn đồng hành thì ta phải thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng chiếc máy lọc nước ấy. Cùng lọc nước 365 đi tìm hiểu nhé!

1. Lợi ích của máy lọc nước

Thực trạng ngày nay chúng ta phải đối mặt với rất nhiều biến động của thiên nhiên, nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường ở khắp mọi nơi trên đất nước. Nguồn nước mà con người dùng hằng ngày đang đe dọa đến sức khỏe vì nó bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ở những nơi thiếu nguồn nước sạch, người dân đang chết mòn. Có thể nói, máy lọc nước là thứ cần thiết cho cho chúng ta nói chung và gia đình nói riêng. Máy lọc nước là một giải pháp hiệu quả mà rất nhiều gia đình đang sử dụng để loại bỏ các chất độc hại, loại bỏ các bụi bẩn còn đọng lại,  mang đến nguồn nước tinh khiết để sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Máy lọc nước là vật dụng cần thiết mang lại nhiều lợi ích cho gia đình như:

  • Mang đến nguồn nước uống tinh khiết, bổ sung các khoáng chất có lợi cho sức khỏe, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn
  • Loại bỏ các chất có hại, tính axit, các sản phẩm phụ clo và clo có trong nước máy, bảo vệ sức khỏe cả gia đình
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí hơn khi sử dụng những bình nước, chai nước lọc đóng chai

2. Vì sao phải vệ sinh máy lọc nước?

Máy lọc nước có công dụng loại bỏ các chất bẩn có hại. Sử dụng công nghệ nano hiện đại, các lõi lọc giúp loại bỏ các chất độc như asen, chì, cacbon, clo,… mang đến nguồn nước thuần khiết, an toàn cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên các lõi lọc nước và các bộ phận trong sản phẩm máy lọc nước phải được bảo dưỡng thường xuyên để tránh gây ra tình trạng hỏng. Máy lọc nước có vai trò chính là lọc các cặn bẩn, vi khuẩn có hại cho sức khỏe….

Khi sử dụng lâu sẽ tích tụ dần cặn bẩn ở màng lọc làm tắc màng lọc giảm hiệu suất làm việc của máy, màng lọc không lọc sạch các chất bẩn ở trong nước làm giảm chất lượng nguồn nước. Theo thời gian sử dụng các chất bẩn này sẽ bịt chặt lõi, khiến cho lõi lọc nước bị tắc khiến tốc độ lọc giảm, kém hiệu quả. Ngoài ra thì máy lọc nước phải hoạt động nhiều hơn cũng làm tăng tiền điện cho nên việc vệ sinh máy lọc nước định kỳ là hết sức cần thiết. 

Đây chính là lý do chính mà người sử dụng nên thường xuyên bảo dưỡng kiểm tra các lõi lọc để đảm bảo cho nguồn nước đầu ra. Ngoài ra cũng để giúp kéo dài tuổi thọ của máy lọc nước, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

3. Khi nào cần vệ sinh và bảo dưỡng máy lọc nước?

Khi nguồn nước sạch dần trở nên khan hiếm cũng là lúc con người cần đến những loại máy móc và thiết bị hỗ trợ cần thiết. Máy lọc nước lúc này là một vật dụng vô cùng cần thiết mà mỗi gia đình đều nên sở hữu. Máy lọc nước hoạt động 24/24h. Loại bỏ độc tố, cặn bẩn, hóa chất có trong nước, tạo ra một nguồn nước tinh khiết sạch sẽ. Tuy nhiên vì hoạt động liên tục không ngừng nhỉ, nên máy lọc nước luôn cần được bảo hành đầy đủ và đúng thời gian nhất. Việc bảo hành, vệ sinh máy đầy đủ sẽ giúp máy lọc nước đảm bảo một cách tốt nhất về hoạt động, những phụ kiện bên trong được thay mới… sẽ nâng cao hiệu quả lọc và tốc độ lọc.

Thông thường, theo quy chuẩn, chúng ta nên vệ sinh và bảo hành máy lọc nước tốt nhất là 6 tháng / lần. Thế nhưng còn tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm của nguồn nước, thời gian sử dụng, tần suất làm việc… mà chúng ta nên điều chỉnh thời gian bảo dưỡng hợp lý. Nhiều trường hợp sử dụng máy nhiều năm không vệ sinh làm giảm tuổi thọ của máy, máy rất dễ bị hỏng hóc. Có rất nhiều cách để chúng ta có thể bảo dưỡng máy. Một là bạn có thể liên hệ với cửa hàng, họ sẽ có đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp đến tận nhà bảo dưỡng cho bạn. Hoặc bạn cũng có thể tự bảo dưỡng và vệ sinh tại nhà rất đơn giản.

4. Nguyên nhân gây ra bụi bẩn bám vào máy lọc

Hệ thống các lõi lọc bên trong máy lọc nước là thành phần quan trọng nhất, chiếm 90% quá trình xử lý chất bẩn. Quá trình lọc nước rất đơn giản – nó chỉ là việc đưa nước chảy qua bộ phận lọc. Bộ phận này sẽ giữ lại đa số các chất hoá học và cặn bẩn không uống được và trả lại nguồn nước sạch tinh khiết cho bạn sử dụng.

Tuy nhiên, khi bộ phận lọc bị bẩn, không thể làm tốt nhiệm vụ này nữa. Bộ phận lọc sẽ hoạt động kém hiệu quả trong việc loại bỏ các chất cặn bẩn, độc hại, nó vẫn có thể giữ lại một lượng chất cặn cố định nhưng khi có quá nhiều cặn, bộ phận lọc nước sẽ ngừng hoạt động.

Điều này có nghĩa là nó sẽ hoạt động chậm trong việc giữ lại các chất hoá học và cặn bẩn, quá trình lọc nước trở nên lâu hơn hoặc bạn phải chờ lâu hơn để có nước uống. Tìm cách làm sạch máy lọc nước tại nhà thường xuyên sẽ giảm thiểu nguy cơ gây tắc bộ lọc do các chất cặn bã đóng két lại bên trong. Để hạn chế việc máy lọc nước bị bẩn, chúng ta nên vệ sinh máy lọc đúng cách.

5. Cách bảo quản và vệ sinh máy lọc nước Kangaroo chi tiết nhất

Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian cũng như chi phí thì việc tự vệ sinh máy lọc nước tại nhà là một ý tưởng rất tốt. Chỉ cần một chút thông tin, thời gian là chiếc máy lọc nhà bạn sẽ được đảm bảo y như mới. Đầu tiên đó là tắt nguồn điện. Bạn rút phích cắm nguồn khỏi ổ điện. Việc này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho bạn trong quá trình vệ sinh máy một cách tốt nhất. Bước tiếp theo bạn khóa van cấp nước đầu vào , mở vòi và xả hết nước còn trong mát. Bạn lưu ý nên tránh để nước thông qua các lõi lọc bởi chúng có thể làm tràn nước ra nhà. Sẽ có 2 bộ phận chính để bạn tiến hành lọc. Đó chính là phần lõi lọc và phần vỏ bên ngoài máy.

  5.1. Phần lõi lọc

Phần lõi lọc là phần quan trọng nhất của máy. Khi lõi lọc của bạn tốt, sạch thì hiệu quả lọc sẽ cao hơn, nước sẽ sạch hơn và ít tiêu tốn năng lượng điện hơn. Phần lõi lọc được chia làm 2 phần chính là lõi chính từ 1 đến 4 và lõi bổ sung vi chất từ 5 đến 9. Với mỗi loại lõi khác nhau chúng ta sẽ có những cách vệ sinh khác nhau.

    5.1.1. Cách vệ sinh lõi lọc nước số 1

Đây là lõi lọc tiếp xúc đầu tiên với nguồn nước, nó có chức năng xử lý và loại bỏ các cặn bẩn, bùn đất, rong rêu,… và thường là lõi bẩn nhất trong hệ thống lõi lọc.

Để vệ sinh lõi lọc nước số 1, trước tiên, bạn hãy tắt nguồn điện của máy lọc nước RO. Sau đó, dùng dụng cụ chuyên dụng để tháo lõi ra. Sử dụng 1 tay để bịt một đầu của lõi lọc nước, chỉ để nước vào bằng đầu còn lại. Đổ nước trong cốc đựng lõi ra một chiếc chậu nhỏ và lấy lõi lọc nước số 1 ra ngoài. Tiếp đến, bạn chỉ cần dùng bàn chải để cọ rửa phần bên ngoài rồi chờ cho lõi lọc khô là có thể lắp lại được.

Thời hạn sử dụng của lõi lọc nước số 1 tối đa là 12 tháng. Vì thế, bạn nên có kế hoạch vệ sinh định kỳ và thay lõi theo đúng thời gian trên để máy có thể hoạt động tốt nhất.

    5.1.2. Cách vệ sinh lõi lọc nước số 2

Lõi lọc nước số 2 là lõi cation với thành phần là các hạt nhựa mang điện tích, có nhiệm vụ làm mềm nước cứng, đồng thời loại bỏ các thành phần khoáng sét có hại trong nước.

Để vệ sinh lõi số 2 cation, đầu tiên, bạn cũng hãy ngắt nguồn nước vào máy. Lấy lõi lọc cation ra và đổ các hạt nhựa ra một chậu nước muối loãng, ngâm nó trong khoảng 6 giờ. Sau đó, rửa lại các hạt nhựa với nước sạch và đổ lại hạt nhựa vào cốc lõi lọc.

Thời hạn sử dụng của lõi lọc số 2 là 12 tháng, bạn nên vệ sinh định kỳ 3 tháng 1 lần và thay lõi mới sau 12 tháng sử dụng, bởi đến khoảng thời gian này, các hạt nhựa đã bị mất đi khả năng trao đổi điện tích.

    5.1.3. Cách vệ sinh lõi lọc nước RO

Với cấu tạo khá phức tạp, lõi lọc nước RO khó có thể làm sạch được bằng những phương pháp thông thường. Tốt nhất, mọi người chỉ nên tháo lõi ra và rửa lại bằng nước sạch.

Quy trình lọc nước phụ thuộc rất nhiều vào việc bộ phận lọc có sạch hay không. Để vệ sinh bộ phận lọc, bạn chỉ cần xối nước lạnh (nếu là nước lọc thì càng tốt).

Áp lực của nước sẽ xả sạch các chất hoá học và vết bẩn bám lại trong đó. Bạn không nên dùng xà phòng để vệ sinh bộ phận này vì sẽ ám mùi xà phòng nên sẽ khiến nước uống có mùi khó chịu.

Nếu dùng xà phòng để rửa sạch các bộ phận trong máy lọc nước, bạn nên sử dụng một loại xà phòng nhẹ nhưng hiệu quả. Xà phòng quá mạnh sẽ để lại mùi khó chịu trong nước lọc.

Tuy nhiên, việc vệ sinh lõi lọc nước RO rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc hỏng hóc, do đó, bạn cần hết sức cẩn thận và hạn chế việc rửa lõi lọc nước RO. Thay vào đó, bạn nên thay mới màng lọc RO định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu suất lọc nước tốt nhất.

    5.1.4. Cách vệ sinh bộ lọc thẩm thấu ngược

Hệ thống thẩm thấu ngược hoạt động ở hai cấp độ khác nhau. Đầu tiên là màng lọc thẩm thấu ngược, đây là nơi quyết định phần lớn hiệu quả của hệ thống lọc nước. Thứ hai là trong các bộ lọc trước, thường được làm bằng than hoạt tính hoặc kết hợp than hoạt tính.

Cách thức thực hiện như sau:

  • Trước khi tiến hành vệ sinh bộ lọc, bạn hãy rửa tay hoặc đeo găng tay y tế, găng tay cao su sạch. Bạn cũng đừng quên cắt nguồn cung cấp nước cho hệ thống lọc trước khi bảo dưỡng.
  • Xả: Bạn cần xả để nước thoát ra khỏi hệ thống lọc và bể chứa, chú ý đóng vòi gắn vào hệ thống.
  • Tháo: Bạn cần tháo cả màng lọc trước và màng thẩm thấu ngược ra khỏi hệ thống. Để thực hiện công việc này, bạn có thể sẽ cần đến một cờ lê để mở vỏ của nó
  • Làm sạch: Sử dụng chất tẩy rửa hóa học để vệ sinh hệ thống lọc nước. Thông thường, nhà sản xuất sẽ tư vấn cho bạn nên sử dụng chất tẩy rửa nào phù hợp nhất. Nếu không, bạn có thể thay thế bằng 2-3 thìa thuốc tẩy không mùi. 
  • Loại bỏ chất tích tụ: Để thực hiện công việc này, bạn hãy thêm dung dịch làm sạch trực tiếp vào vỏ bộ lọc trước. Sau đó, bạn mở hoàn toàn vòi bên trong và để nước chảy tự do và rửa sạch.
  • Rửa màng: Sử dụng dung dịch hoặc nước rửa chén để rửa hoặc lau màng lọc. Tuy nhiên, bạn nên chú ý rửa sạch ngay sau đó để loại bỏ dấu vết của sản phẩm hóa học.
  • Lắp ráp lại: Sau khi mọi thứ đã được làm sạch hoàn toàn, bạn hãy lắp ráp lại và khởi động lại hệ thống lọc nước.
  • Bạn nên xả nước hệ thống lọc và làm sạch hoặc thay thế màng lọc ít nhất một lần/năm.

   5.1.5. Cách vệ sinh lõi lọc có thành phần than hoạt tính

Được cấu tạo từ vật liệu than hoạt tính với các lỗ nhỏ li ti, nó có tác dụng lọc sạch các tạp chất; hóa chất độc hại; chất rắn lơ lửng;… Để vệ sinh lõi lọc nước than hoạt tính, bạn hãy ngắt điện và tháo lõi lọc này ra. 

Các bước thực hiện như sau: 

  • Bạn cần đổ khoảng 1,4 lít nước sạch ở nhiệt độ phòng vào xô đựng.
  • Thêm từ từ hai cốc axit muriatic vào xô nước và khuấy đều liên tục. Tốt nhất, bạn nên sử dụng một máy khuấy nhựa để thực hiện việc này.
  • Rửa sạch bộ lọc: Nếu bộ lọc có quá nhiều cặn bẩn tích tụ có thể nhìn thấy rõ ràng thì bạn hãy rửa sạch nó dưới vòi nước. Khi đã sạch bẩn, bạn hãy đặt nó vào bên trong dung dịch và để nó chìm xuống.
  • Chờ: Bạn cần ngâm bộ lọc trong dung dịch này ít nhất 5 ngày để loại bỏ hết tạp chất ô nhiễm. Dung dịch cần được đảm bảo duy trì nhiệt độ phòng trong thời gian này.
  • Làm lại: Sau khi hoàn tất bước trên, bạn hãy lấy bộ lọc và ngâm nó trong nước sạch khoảng năm phút.
  • Rửa sạch và lắp lại: Rửa sạch bộ lọc dưới vòi nước và lắp lại nó vào vị trí cũ.

Đối với lõi lọc than hoạt tính, bạn hãy vệ sinh định kỳ 3 tháng 1 lần và thay mới sau 12 tháng sử dụng.

   5.1.6. Cách vệ sinh lõi lọc nước tạo khoáng

Lõi lọc nước tạo khoáng có vai trò bổ sung các khoáng chất có lợi vào trong nguồn nước. Để vệ sinh lõi lọc này, bạn cũng ngắt điện nguồn nước cấp và tiến hành tháo lõi ra bên ngoài. 

Sau đó, sử dụng bàn chải và khăn mềm để vệ sinh xung quanh thành lõi và ngâm lõi vào trong dung dịch giấm khoảng 6 giờ đồng hồ. Sau đó, mang lõi lọc đi rửa lại với nước sạch, lắp lại vào máy và để nước xả trong 30 phút nhằm loại bỏ hoàn toàn mùi giấm.

5.2. Phần thân máy lọc

Phần đa thân máy lọc nước hiện nay được làm từ inox hoặc vtu. Khi chúng ta dùng máy lọc lâu năm, thì bụi bẩn sẽ bám vào các thành bên ngoài máy. Để đảm bảo hoạt động vệ sinh máy lọc tốt nhất thì việc vệ sinh phần thân cũng không kém phần quan trọng. Việc vệ sinh không chỉ giúp cho máy lọc nước bên ngoài nhìn đẹp mắt mà còn hạn chế rất nhiều vi khuẩn bám bẩn lên máy. Vệ sinh và bảo dưỡng máy lọc cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng khăn sạch, mềm nhúng nước để lau các bộ phận bên ngoài của máy lọc. Không cần sử dụng chất tẩy rửa mạnh bởi vì chúng có thể ăn mòn thân máy và gây hiện tượng oxy hóa.

 5.3. Vì sao cần vệ sinh lõi lọc và thay lõi định kỳ

Mỗi lõi lọc nước chỉ có một “tuổi thọ” lọc nhất định. Tuổi thọ này phụ thuộc vào lượng nước sử dụng, thời gian sử dụng và đặc biệt là độ bẩn của nước đầu vào. Việc sử dụng lõi lọc đã hết hạn sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả lọc không đạt, dẫn tới nguồn nước đầu ra không đảm bảo chất lượng.

Bên cạnh đó, máy cũng không thể cung cấp đủ lượng nước cho người dùng. Lõi lọc nước hết hạn sử dụng tích tụ nhiều tạp chất cản trở dòng chảy của nước, giảm lượng nước cấp, không đủ cho mọi người sử dụng. Do đó cần thực hiện thay lõi lọc để đảm bảo chất lượng nguồn nước đầu ra, công suất của máy và giúp giúp tăng thiết bị của máy.

Với từng loại loại lọc khác nhau sẽ có thời gian thay lõi định kỳ khác nhau. Thông thường thì thời gian thay lõi từ 3-6 tháng, 9-12 tháng, tùy vào từng loại lọc mà có thời gian thay riêng. Việc sử dụng dịch vụ thay lõi lọc nước tại nhà giúp nguồn nước đầu ra chất lượng đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả nhà.

 

Việc vệ sinh và bảo dưỡng máy lọc nước nhìn thật rắc rối nhưng lại vô cùng đơn giản. Chỉ tốn vài phút đọc những nội dung trên thì chúng ta đã có thể tự vệ sinh “người bạn đồng hành” của gia đình mình. Hi vọng với những thông tin này thì chiếc máy lọc sẽ luôn như mới và bảo vệ sức khỏe của mọi người.